Biện chứng luận trị bệnh Đái Tháo Đường ( phần 2 )
- Y Học
- Lượt xem: 1860
Trong YHCT không có bệnh danh “Tiểu Đường”, nhưng đối chiếu với các chứng trạng biểu hiện trên lâm sàng thì căn bệnh này được quy vào phạm vi chứng “Tiêu khát”. Là một chứng bệnh có các triệu chứng chủ yếu là: uống nhiều. ăn nhiều, tiểu nhiều và sụt cân. Chứng bệnh đã được Tố Vấn đề cập trong Hoàng Đế Nội Kinh: “Ăn nhiều chất béo ngọt sinh mập, chất béo sinh nội nhiệt, chất ngọt gây trung mãn, khí trào lên mà sinh chứng tiêu khát”.
II. Tìm hiểu bệnh Đái tháo đường theo YHCT
1. Định nghĩa về bệnh Đái tháo đường
Trong YHCT không có bệnh danh “Tiểu Đường”, nhưng đối chiếu với các chứng trạng biểu hiện trên lâm sàng thì căn bệnh này được quy vào phạm vi chứng “Tiêu khát”. Là một chứng bệnh có các triệu chứng chủ yếu là: uống nhiều. ăn nhiều, tiểu nhiều và sụt cân. Chứng bệnh đã được Tố Vấn đề cập trong Hoàng Đế Nội Kinh: “Ăn nhiều chất béo ngọt sinh mập, chất béo sinh nội nhiệt, chất ngọt gây trung mãn, khí trào lên mà sinh chứng tiêu khát”.
2. Nguyên nhân bệnh lý Đái tháo đường
2.1. Tiên thiên bất túc:
Do bẩm tố tiên thiên bất túc, ngũ tạng hư yếu, tinh khí của các tạng đưa đến thận để tàng chứa giảm sút dẫn đến tinh khuy dịch kiệt mà gây ra chứng tiêu khát.
2.2. Tình chí thất điều:
Dù là nguyên nhân khách quan hay chủ quan, dù đột ngột hay kéo dài… chúng ta tức giận khiến cho can khí ngũ chí cực uất hóa hỏa phạm phế sinh ra phế tân âm hư, can khí phạm vị hóa nhiệt gây nên vị âm hư.
Phế táo làm mất chức năng tuyên phát túc giáng, thông điều thủy đạo, không đưa nước và tinh hoa thủy cốc đi nuôi cơ thể cho nên bị dồn xuống bàng quang khiến người bệnh khát nước, tiểu nhiều và nước tiểu có vị ngọt.
Như vậy, phế và vị âm hư là nguyên nhân dẫn đến thận âm hư mà sinh ra chứng tiêu khát.
2.2 Chế độ ăn uống nhiều chất béo:
Mỗi ngày chúng ta ăn uống nhiều chất béo ngọt và uống nhiều rượu nặng chính là nguyên nhân khiến tỳ vị tích nhiệt, tiêu hao ngũ cốc nên thấy mau đói bụng.
Mặt khác, vị hỏa làm tổn thương phế âm, phế âm bất túc sẽ dẫn đến thận âm hư mà sinh chứng tiêu khát.
2.3. Lao động quá sức:
Lao động quá sức làm tổn thương chân âm, phòng dục quá độ gây hao tổn thận âm. Âm hư hỏa vượng xông lên đốt phế vị dẫn đến thận âm hư và phế táo vị nhiệt mà sinh chứng tiêu khát.
Như vậy, nguyên nhân chủ yếu của chứng tiêu khát chính là phế táo, vị nhiệt và thận hư. Thận hư thì chủ yếu là thận âm hư, mà âm càng hư thì hỏa càng vượng cho nên bệnh càng lâu thì càng khó trị. Bệnh âm hư lâu ngày dẫn đến dương hư và lúc này âm dương lưỡng hư thì bệnh khó trị hơn nhiều.
III. Biện chứng luận trị bệnh Đái tháo đường
Đây là bệnh lý mà nguyên nhân có liên quan đến 3 tạng: Phế, Thận và Vị, với những biểu hiện đặc trưng cơ bản nhất là:
Uống nhiều: Thượng tiêu khát, tương ứng với Bệnh Phế âm hư.
Ăn nhiều: Trung tiêu khát, tương ứng với bệnh Vị âm hư.
Tiểu nhiều: Hạ tiêu khát, tương ứng với bệnh Thận âm hư.
3.1. Đái tháo đường chứng Thượng tiêu khát: Phế âm hư
Triệu chứng: chủ yếu là Khát nhiều, thích uống nước, lưỡi táo, miệng khô, đi tiểu nhiều lần, tiểu lượng nhiều. Đầu lưỡi và quanh lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng, mạch hồng sác.
Pháp trị: Thanh nhiệt, nhuận phế, sinh tân, chỉ khát.
Phương dược: Tiêu khát phương gia giảm
Xuất xứ: thiên gia diệu phương
Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang
3.2. Đái tháo đường chứng trung tiêu khát: Vị âm hư
Triệu chứng chủ yếu: Ăn nhiều chóng đói, người gầy ốm, tiêu bón, rêu lưỡi vàng khô, mạch hoạt có lực.
Pháp trị: Thanh vị, tả hỏa, dưỡng âm, sinh tân
Phương dược: Bài thuốc Ngọc Nữ Tiễn
Xuất xứ: Trương Cảnh Nhạc
Phân tích phương dược:
Thạch cao: thanh lọc hỏa còn dư ở vị, là chủ dược.
Thục địa: Tư bổ thận thủy, là phó dược.
Hai vị thuốc trên phối hợp nhau là phép thanh hỏa mà tráng thủy.
Tri mẫu: có vị đắng, chát, tính hàn là chất nhuận giúp Thạch cao tả hỏa thanh vị mà không bị táo làm khuy tổn tân dịch.
Mạch đông: nuôi vị âm, hiệp cùng thục địa để bồi dưỡng thận âm, kiêm cố cái gốc, và đều là tá dược.
Ngưu tất: tư bổ thận thủy, đồng thời có thể dẫn nhiệt đi xuống, là sứ dược.
Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang
3.3. Đái tháo đường chứng hạ tiêu khát (thể thận âm hư)
Triệu chứng chủ yếu: Tiểu nhiều lần, lượng nhiều, nước tiểu đục như mỡ, ngọt. Miệng khô, lưỡi táo, uống nước nhiều, lòng bàn chân và bàn tay nóng, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, đổ mồ hôi trộm, họng khô ưng gối nhức mỏi, thân lưỡi thon, ít rêu, mạch tế sác và vô lực.
Pháp trị: Tư âm bổ thận, sinh tân, thanh nhiệt
Phương dược: Tri bá bát vị hoàn gia giảm
Phân tích phương dược:
Thục địa: Tư thận, ích tinh tủy
Sơn thù: Tư thận, ích can
Sơn dược: tư thận, bổ tỳ
Trạch tả: tả thận, giáng trọc
Đơn bì: tả can hỏa
Phục linh: thẩm thấp, trợ tỳ
Tri mẫu và Hoàng bá: thanh tư nhiệt ở Thận
Cách dùng: Các vị (trừ Thục địa) sao giòn tán mịn; Thục địa nghiền tinh và Mật chưng trộn đều với bột thuốc hoàn viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20 gam, uống lúc đói.
3.4. Bổ Thận Âm - niềm vui của bệnh nhân Đái tháo đường
Đây là bài thuốc do Lương y Phan Văn Nghiệp bào chế và thực nghiệm lâm sàng rất hiệu quả trên bệnh nhân Đái tháo đường trong suốt hơn 15 năm qua...
IV. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh Đái tháo đường
Hiệu ứng tăng giảm mức đường huyết thường xuyên giao động góp phần làm tăng mỡ máu, huyết áp cao, tăng tính dịch nhớt của máu và hình thành cục nghẽn, tim yếu, bệnh đa nang buồng trứng, đau và suy thoái thần kinh, làm tổn hại các mạch máu nhỏ, đặc biệt là các mạch máu nhỏ ở mắt, thận, chi dưới. Tiểu đường còn là nguyên nhân gây hàng loạt những căn bệnh như sau:
Nguyên nhân mù lòa ở những người từ độ tuổi 20 đến 70 tuổi.
Nguyên nhân hàng đầu của suy thận.
Nguyên nhân hàng đầu của cắt bỏ chi dưới.
Chịu trách nhiệm cho 50 - 60% vấn đề bất lực ở Nam giới trên 50 tuổi.
Chịu trách nhiệm cho tổn hại thần kinh nghiêm trọng ở 60 - 70%
Nguyên nhân chính gây đột qụy.
Tăng rủi ro bệnh tim từ 2 đến 4 lần hơn bình thường.
V. Nguyên tắc điều trị & phòng ngừa bệnh tiểu đường
Để ngăn chặn bệnh đái tháo đường, điều quan trọng nhất là phát hiện các rối loạn dung nạp glucose và béo phì để chẩn đoán sớm và có quyết định điều trị phù hợp.
Đái tháo đường là bệnh mạn tính, nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao cho nên muốn điều trị dứt điểm thì phải điều trị kết hợp YHCT & YHHĐ theo các nguyên tắc dưới đây để nâng cao chất lượng đời sống cho bệnh nhân:
Dùng thuốc phù hợp với từng giai đoạn bệnh.
Tập luyện. Chẳng bao giờ là muộn để điều trị tiểu đường bằng tập luyện. Bởi vì tập luyện sẽ cho chúng ta những lợi ích như: Tăng mô nạc của cơ thể, Đốt mỡ, tăng độ nhạy cảm của insulin và cho phép tuyến tụy sản xuất ít đi đồng thời làm tăng mức độ trao đổi chất.
Chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất dinh dưỡng.
Thay đổi lối sống cho phù hợp với quy luật tự nhiên.
Đề phòng các biến chứng.
Phòng chữa các chứng bệnh phát sinh cùng lúc.
Đặc biệt là theo dõi đường huyết thường xuyên: kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu và bền vững mà không hạ đường huyết.
Trân trọng,
Lương y: Phan Văn Nghiệp