Lệch Xương Cụt có Dẫn Đến Vô sinh?
- Pháp Âm Y học
- Lượt xem: 8417
Xương cụt hay xương cùng là phần cuối cùng của xương sống, cấu tạo bởi 5 đốt sống tạo thành hình tam giác nối với xương hông.
Xương cụt là phần nhỏ nhất của xương cột sống nhưng giữ nhiệm vụ vô cùng quan trọng: giữ cân bằng cơ thể khi ngồi, hỗ trợ nâng đỡ và ổn định cột sống trong mọi chuyển động như đi, đứng, chạy, nhảy…
Triệu chứng đặc trưng của đau xương cụt:
- Đau và căng cứng ở vùng ngay trên mông. Trường hợp bị nặng, bênh nhân có cảm giác đau lan tỏa sang hai bên lưng, hông, mông, lan xuống dưới háng, đầu gối và mắt cá chân.
- Phần lớn, con đau diễn ra âm ỉ, có lúc đau nhói.
- Đau nhiều hơn khi ngồi xuống, đứng lên, đứng lâu, cúi thấp người, khi đi vệ sinh và quan hệ tình dục.
Nguyên nhân dẫn đến đau xương cụt:
- Xương cụt bị dị dạng hoặc lệch vị trí bẩm sinh.
- Chịu ảnh hưởng từ cơn đau thoát vị đĩa đệm, đau thắt lưng.
- Sự phát triển của các gai xương trên xương cụt.
- Chấn thương khiến xương cụt bị rạn nứt, gãy hoặc lệch khỏi vị trí.
- Ngồi xe máy, xe đạp, mặt ghế cứng quá lâu khiến áp lực lên xương cụt.
- Xương cụt bị hao mòn do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
- Thừa cân, béo phì (chỉ số BMI của nữ vượt quá 27.4 và của Nam là 29.4)
- Ở Phụ nữ, các bệnh lý về phụ khoa như: viêm cơ quan sinh dục, khối u ở khoang xương chậu, vị trí tử cung bất thường, bệnh về đường tiết niệu, kích cỡ vòng tránh thai không phù hợp, vòng tránh thai bị lệch… cũng là nguyên nhân gây ra đau xương cụt.
- Mặt khác, vào chu kỳ kinh nguyệt, khoang hậu bị xung huyết, tử cung xuất huyết khiến khoang chậu bị phù và gây phản xạ khiến chị em phụ nữ bị đau mỏi vùng lưng lan xuống xương cụt.
Đau xương cụt có dẫn đến Vô sinh?
- Nếu đau xương cụt do căng thẳng kéo dài thì không có vấn đề gì cần lo ngại, chúng ta chỉ cần nghỉ ngơi, thả lỏng, thay đổi thói quen sinh hoạt và tư thế vận động, cơn đau sẽ dần thuyên giảm và không tái phát.
- Tuy nhiên, nếu đau xương cụt bắt nguồn từ các vấn đề tai nạn, xương khớp gây nứt xương cụt, lệch xương cụt thì chúng ta cần can thiệp từ y tế để chữa trị càng sớm càng tốt. Bởi vì, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến Vô Sinh
Cách chẩn đoán đau xương cụt chính xác
- Thu thập bệnh sử: Xác định thời điểm xuất hiện cơn đau, cảm nhận rõ vị trí cơn đau nhất, những chấn thương gần đây, đang điều trị bệnh phụ khoa… giúp thầy thuốc chẩn đoán được nguyên nhân và mức độ khiến xương cụt bị đau.
- Kiểm tra thực tế: Thầy thuốc có thể thăm khám vùng đau trên cơ thể bệnh nhân, kiểm tra các tư thế đứng, ngồi, cúi, ngửa ra sau của bệnh nhân giúp Thầy thuốc chẩn đoán được những cơn đau đó là do xương cụt gây ra hay do các vị trí khác trên đốt sống gây ra.
- Phân tích hình ảnh X-quang, MRI, CT giúp Thầy thuốc có thể phát hiện rõ vị trí đốt phàn xương cụt bị tổn thương, những biến dạng bất thường của vùng cột sống xung quanh cũng như các bệnh lý liên quan.
Điều trị đau xương cụt như thế nào?
- Điều trị bằng phương pháp Tác động cột sống & Trật đả: Đây là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc mà dùng phần mềm của đầu ngón tay tác động lên những trọng điểm hoặc ổ rối loạn trên cột sống một lực thích hợp theo hướng trục và hướng tâm cột sống. Khi ổ rối loạn được giải tỏa, cột sống sẽ trở lại cân bằng theo đúng trạng thái sinh lý, bệnh sẽ nhẹ dần và tiến tới khỏi bệnh.
- Thay đổi tư thế sinh hoạt: chúng ta nên thay đổi tư thế ngồi bằng cách; rướn người về phía trước rồi mới nhẹ nhàng đặt mông xuống ghế. Khi ngồi, chúng ta nên ngồi thẳng, lưng tựa vào ghế, hai chân đặt ngay ngắn trên sàn nhà… như vậy thì trọng lực cơ thể sẽ không đổ dồn lên xương cụt.
Tóm lại, cột sống được xem như là giàn giáo của cơ thể. Cho nên, chúng ta hãy hết sức cẩn thận để bảo vệ từng đốt sống trên cơ thể mình. Bởi vì, chỉ cần một đốt sống bị tổn thương vì bất kỳ lý do gì thì những đốt còn lại và những bộ phận có liên quan… tất cả đều chịu ảnh hưởng chung trong tiến trình tương quan và tương hỗ…